Ống đồng dẫn hơi clo hay còn gọi là ống đồng dẫn khí clo tại thị trường việt Nam được sử dụng trong hệ thống nhà clo cho bình nằm hoặc bình đứng treo tường.
Các loại máy có thêt sử dụng cho ống đồng dẫn khí clo cũng đa dạng công suất máy châm clo 0.2kg/h – 20kg/h khi lắp đặt treo tường đều có thể sử dụng ống đồng dẫn khí clo được
Tuy được sử dụng rộng dãi tại Việt nam nhưng ống đồng dẫn khí clo có 02 loại chính được sử dụng đó là ống đồng dẫn khí clo của Việt Nam và ống đồng dẫn khí clo của Mỹ
ỐNG ĐỒNG CLO MỸ:
- Độ dài: 1.2m, 1.8m và 3m
- Kết nối chân ren: Ngõ ra CGA820
- Loại 2 đầu ren
- Vật liệu chế tạo: Hợp kim đồng
- Màu sắc: Trắng sáng
ỐNG ĐỒNG CLO VIỆT NAM:
- Độ dài: 2m, 3m
- Kết nối chân ren: Ngõ ra CGA820
- Loại 2 đầu ren
- Vật liệu chế tạo: Hợp kim đồng
- Màu sắc: Trắng sáng
Cơ bản ống đồng Việt Nam và ống đồng của Mỹ khác nhau về kích thước. Còn tính chất vật lý và hóa học cũng như kiểu kết nối không khác nhau.
Một số ý kiến lo ngại về chất lượng sản phẩm của Việt Nam kém hơn chất lượng của Mỹ. Về bản chất khí clo có các tính chất sau:
Tính chất vật lý của clo
Clo là một phi kim và cụ thể là một nguyên tố thuộc nhóm halogen. Ở điều kiện thường, clo ở trạng thái khí. Chúng có màu vàng lục và mùi rất hắc. Đây là một halogen tương đối độc, giống với brom.
Clo ở trạng thái phân tử có khối lượng là 71, do đó, nó sẽ nặng hơn không khí gần 2,5 lần. Thông thường, clo có thể tan được trong nước. Tuy nhiên, chúng thường tan mạnh hơn trong các dung môi hữu cơ.
Trong tự nhiên, Clo thường tồn tại ở dạng hợp chất. Cụ thể là ở dạng muối clorua, đặc biệt là muối ăn NaCl. KCl cũng là một loại muối khá phổ biến, nó có trong một số loại khoáng vật như cacnalit và xinvinit.
Tính chất hóa học của clo
Nhắc tới tính chất hóa học của clo, chắc chắn không thể bỏ qua tính oxi hóa của phi kim này. Clo là một chất có tính oxi hóa mạnh. Trong các hợp chất như NaCl, KCl… Clo thường có mức oxi hóa là -1. Tuy nhiên, clo cũng là một chất có tính khử. Tính khử của clo được thể hiện trong trường hợp tác dụng với Oxi. Các mức oxi hóa của clo thường là +1, +3, +5 hay +7…
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về một số tính chất hóa học quan trọng của halogen này nhé.
- Clo tác dụng với kim loại
Giống như những phi kim khác, clo sẽ tác dụng với kim loại để tạo ra muối. Người ta gọi muối này là halogenua. Tức là chúng sẽ được đọc bằng việc ghép tên của halogen với đuôi ua.
Clo sẽ tác dụng với hầu hết các kim loại chỉ trừ Au và Pt.
Ví dụ:
2Na+Cl2→2NaCl
2Fe+3Cl2→2FeCl3
- Tác dụng hidro
Clo sẽ tác dụng với hidro để tạo ra một hợp chất khí.
H2+Cl2→2HCl
HCl khi được hòa tan vào nước sẽ tạo ra một axit. Vậy tính chất hóa học của HCl là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở những bài viết sau nhé.
- Clo tác dụng với nước
Cl2 là chất có phản ứng thuận nghịch hay còn gọi là phản ứng hai chiều với nước.
H2O+Cl2↔HCl+HClO
- Clo phản ứng với dung dịch muối của những halogen hoạt động hóa học yếu hơn
Cl2+2NaBr→2NaCl+Br2
- Clo tác dụng với những chất có tính khử mạnh
2FeCl2+Cl2→2FeCl3
Tính chất hóa học của clo cũng có nhiều điểm tương đồng với tính chất hóa học của flo và tính chất hóa học của brom. Bởi đây cũng là những chất halogen hoạt động mạnh.
Chính vì những tính chất đặc trưng như vậy. Nên khí clo trong đường ống cần phải thật kín khít. Khi clo thoát ra môi trường tác dụng với hơi nước trong không khí sẽ tạo ra axitclohidric và có tính ăn mòn kim loại cao.
Vì vậy cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn hơi clo như khóa mở van, thay gioăng chì sau mỗi lần thay thế bình chứa clo. Với những thao tác làm việc cẩn thận. Thì khi dùng ống đồng clo Mỹ hay của Việt Nam. Luôn luôn được đảm bảo
Theo Ogieo Việt Nam